Ngày Tết, đĩa xôi gấc có màu đỏ rực rỡ, mang
lại nhiều may mắn nên xôi gấc thường là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ
cúng giao thừa từ lâu đời.
Nguyên liệu:
- 1kg nếp Bắc.
- 1 muỗng canh đường.
- 150 ml nước cốt dừa.
- 1/2 cafe muối
- Một chút rượu trắng
Khuôn làm xôi
Cách làm:
Gạo nếp: Ngâm gạo nếp trong 1 đêm, khi ngâm gạo, cho 1/2 cafe muối. Sau 1 đêm, trút nếp ra rổ xả lại nước.
Gấc: Bổ gấc làm hai, lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra. Bóp tan thịt đỏ gấc cho đều .
Ướp thịt gấc với rượu trắng + một ít màu đỏ và một ít muối, trộn thịt gấc + nếp.
Cho gạo nếp vào chõ, đặt lên bếp hấp. Xôi hấp khoảng ½ giờ , mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa xới xôi lên cho xôi được chín đều.
Rưới nước cốt dừa lên xôi. Sau đó, đậy nắp chõ xôi lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa, tiếp tục rưới nước cốt dừa lên xôi và xới đều. Hấp cho đến khi thấy xôi mềm dẻo là được.
Khi xôi đã chín mềm và dẻo, nhấc chõ ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi đi bớt, lúc đó mới rắc đường vào và trộn đều.
Xới xôi vào khuôn, ém thật chặt tay, gỡ khuôn và để vào đĩa.
Xôi gấc ngày Tết
Chuyên
gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân thường lấy cả phần thịt vàng
của gấc khi nấu xôi. Một cân nếp, cô thường dùng 2 lạng đường để
xôi béo và mềm mà không cần nước dừa.
Cô Vân nấu xôi gấc. |
- 1 kg nếp loại ngon, đãi sạch cho nước trong, ngâm nước ấm khoảng 4 giờ
- Đổ nếp ra rá để ráo nước, trộn vào đó một thìa nhỏ muối, xóc nhẹ cho muối đều vào nếp để nếp không bị gẫy nát
- Lấy thìa nạo lấy phần ruột đỏ của gấc, lẫn cả hột, bỏ vào một tô lớn, cho hai thìa con rượu gạo và một ít muối, dùng tay bóp nhẹ cho phần thịt gấc ở hột bong ra, trộn đều và nhuyễn
- Đổ nếp ra rá để ráo nước, trộn vào đó một thìa nhỏ muối, xóc nhẹ cho muối đều vào nếp để nếp không bị gẫy nát
- Lấy thìa nạo lấy phần ruột đỏ của gấc, lẫn cả hột, bỏ vào một tô lớn, cho hai thìa con rượu gạo và một ít muối, dùng tay bóp nhẹ cho phần thịt gấc ở hột bong ra, trộn đều và nhuyễn
- Trộn bát gấc vào với nếp (để cả hột gấc )
- Dùng chõ hấp xôi, hấp lửa nhỏ vừa trong vòng 35 - 40'
- Khi xôi chín, trộn đường theo khẩu vị.
Mâm cỗ ngày Tết. |
Hạt nêm Knorr giúp hương vị món ăn thêm đậm đà. |
Mâm
cỗ Bắc Bộ thường theo đúng bài bản. Cỗ thường gồm 4 đĩa thịt gà, giò
lụa, xôi gấc, nem rán. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt
đông). Bốn bát gồm bát ninh, măng hầm giò heo, miến, nấm thả. Đây là
những món cơ bản của mâm cỗ Tết, các gia đình còn có những
món truyền thống riêng được các bà nội trợ nấu cho dịp con
cháu trở về. Cách xếp các món ăn theo kiểu “mâm cao cỗ đầy”
của người Bắc Bộ thể hiện mong ước một cuộc sống đủ đầy,
sung túc trong năm mới, và quan trọng hơn cả là thể hiện niềm
hạnh phúc đoàn tụ của đại gia đình.
Dẻo thơm xôi gấc
Mẹ Khánh Huy(afamily.vn)
Xôi có vị bùi béo của nước cốt dừa, vị ngọt của đường, hòa quyện trong từng hạt nếp Bắc dẻo thơm thấm đầy màu đỏ gấc.
Nguyên liệu:
- 1kg nếp Bắc.
- 1 muỗng canh đường.
- 150 ml nước cốt dừa.
- 1/2 cafe muối
- Một chút rượu trắng
Khuôn làm xôi
Cách làm:
Gạo nếp: Ngâm gạo nếp trong 1 đêm, khi ngâm gạo, cho 1/2 cafe muối. Sau 1 đêm, trút nếp ra rổ xả lại nước.
Gấc: Bổ gấc làm hai, lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra. Bóp tan thịt đỏ gấc cho đều .
Ướp thịt gấc với rượu trắng + một ít màu đỏ và một ít muối, trộn thịt gấc + nếp.
Cho gạo nếp vào chõ, đặt lên bếp hấp. Xôi hấp khoảng ½ giờ , mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa xới xôi lên cho xôi được chín đều.
Rưới nước cốt dừa lên xôi. Sau đó, đậy nắp chõ xôi lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa, tiếp tục rưới nước cốt dừa lên xôi và xới đều. Hấp cho đến khi thấy xôi mềm dẻo là được.
Khi xôi đã chín mềm và dẻo, nhấc chõ ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi đi bớt, lúc đó mới rắc đường vào và trộn đều.
Xới xôi vào khuôn, ém thật chặt tay, gỡ khuôn và để vào đĩa.